Vài năm trở lại đây, giới làm đẹp rộ lên trào lưu “làn da thủy tinh”. Xu hướng này bắt nguồn từ Hàn Quốc. Kỳ thực, trào lưu này bắt nguồn từ phương pháp “Coating” nổi tiếng của xứ sở kim chi. Hãy cùng Cherry tìm hiểu phương pháp này qua bài viết dưới đây của Allure.

Thực tế, “Coating” (Tạm dịch: Phương pháp phủ) là một hình thức đắp mặt nạ làm đẹp. Phương pháp này bắt nguồn từ người Hàn Quốc. Nói một cách chính xác, đó là phương thức “đa mặt nạ”. Đây là một kiểu đắp ba lớp mặt nạ chồng lên nhau. Theo người Hàn, phương thức này sẽ giúp da được hưởng những tinh túy của cả ba lớp mặt nạ.

Glass Pass – Phương pháp “Coating” hoàn hảo

Vài tuần trước, tôi đã đến thăm chuyên gia thẩm mỹ Sofie Pavitt. Tại đây, tôi đã dùng thử sản phẩm Glass Pass mới của cô ấy. Nếu bạn quen thuộc với xu hướng da thủy tinh; bạn đã có những mường tượng khá chính xác về tác dụng của phương pháp điều trị này. Pavitt giải thích cho tôi triết lý đằng sau Glass Pass. Cô ấy nói nó vốn có nền tảng từ nguyên tắc chăm sóc da của Hàn Quốc. Bằng việc sử dụng các lớp sản phẩm mỏng chồng lên nhau; thay vì phủ nhiều loại mặt nạ khác nhau cho từng vùng khác nhau của khuôn mặt. Cùng với đó, “Coating” là thuật ngữ dùng để chỉ việc sử dụng một loại mặt nạ có ba lớp dưỡng chất khác nhau; tất cả đều được dùng cùng lúc lên toàn bộ khuôn mặt bạn.

da thủy tinh

Ba lớp mặt nạ chăm sóc da toàn diện của Glass Pass

Đầu tiên, Pavitt sử dụng một máy LED oxy hóa, tạo một vòm kính xen kẽ giữa oxy tinh khiết với đèn LED nhấp nháy trên khuôn mặt đeo mặt nạ của tôi. Trong quá trình điều trị, lớp đầu tiên tiếp xúc với gương mặt là mặt nạ axit hyaluronic. Sau đó là lớp mặt nạ dưỡng ẩm dày dặn và phong phú chất dinh dưỡng hơn để nhân đôi quá trình hydrat hóa. Cuối cùng tất cả được làm mờ bằng lớp mặt nạ cao su có công dụng bịt kín toàn gương mặt. Ánh sáng LED giúp tăng cường hấp thụ và hydrat hóa.

Khi hoàn tất cuộc thử nghiệm, tôi có thể cảm nhận làn da của mình đã khác trước rất nhiều, dường như đó không còn là làn da ban đầu của tôi. Cảm giác lúc này rất ẩm ướt, căng mọng nhưng lại có phần ửng đỏ, giống như một miếng thủy tinh mỏng manh dễ vỡ.

Pavitt nói với tôi rằng cô ấy đã học được cách điều trị này khi làm việc với một chuyên gia người Hàn Quốc. Chuyên gia thẩm mỹ này giải thích với cô rằng da thủy tinh sẽ thật sự đạt được hiệu quả khi được chăm sóc cùng với phương pháp “Coating”. Và điều này đã được các chuyên gia chăm sóc da mặt của Hàn Quốc kiểm nghiệm.

Độ ứng dụng của Glass Pass trong cuộc sống

Tạm gác máy móc công nghệ hiện đại sang một bên; tôi tự hỏi liệu tôi có thể thực hiện Glass Pass ở nhà không. Lời khuyên của Pavitt cho việc này tại nhà là chỉ cần tuân thủ vài nguyên tắc đơn giản.

“Mỗi lớp mặt nạ có một công dụng khác nhau. Kỹ thuật này có thể được áp dụng dễ dàng bằng cách dùng các loại mỹ phẩm quen thuộc với các nguyên tắc tương tự tại spa.” Pavitt cho lời khuyên.

Pavitt cũng bổ sung thêm: “Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với mặt nạ tẩy tế bào chết, sau đó rửa sạch để loại bỏ lớp da khô trên bề mặt da, giúp da thẩm thấu sản phẩm tối đa. Sau đó, thêm một lớp mặt nạ hyaluronic có đặc tính giữ ẩm. Cuối cùng, sử dụng mặt nạ cao su để “khóa” ẩm và các chất dinh dưỡng tạm thời, giữ cho lớp mặt nạ luôn nằm trên mặt.”

da thủy tinh

Nghe lời Pavitt, tôi đã háo hức thử làm mặt nạ thủy tinh tại nhà. Tôi đã tẩy tế bào chết bằng là Triple Berry Smoothing Peel của Renee Rouleau; một trong những sản phẩm yêu thích của mình. Sau đó, rửa sạch mặt và cung cấp axit hyaluronic; sử dụng lần lượt là Hyaluronic Acid TonerSerum HA + B5 của Ordinary. Tiếp đến, tôi đắp lên mặt mặt nạ ngủ Belab’s Aqua Bomb. Kỳ thực, tôi biết đó là mặt nạ ngủ qua đêm, nhưng tôi nghĩ nó sẽ phù hợp trong trường hợp này. Và cuối cùng, tôi phủ lên trên một lớp thật dày, đặc sệt của mặt nạ cao su Esthemax HydroJelly.

Kết quả không hoàn toàn tuyệt vời như khi có đèn LED kết hợp oxy tinh khiết mang lại. Nhưng làn da của tôi vẫn được cải thiện rất nhiều với cảm giác đầy đặn rõ rệt.

Những góc nhìn khác của phương pháp “Coating”

Có lẽ các thành phần mà tôi sử dụng để thực hiện phương pháp “Coating” tại nhà vẫn tốt. Nhưng lại không thể hoàn hảo như khi làm ở phòng thí nghiệm của Pavitt. Nguyên nhân nằm ở đâu nhỉ? Để tìm câu trả lời tôi đã hỏi nhà chế tạo mỹ phẩm Stephen Alain Ko.

Tôi đã hỏi Ko rằng ông ấy có nghĩ việc đắp mặt nạ theo cách này sẽ tăng thêm “sức mạnh” cho mỗi mặt nạ; hay có giúp tôi sớm sở hữu một “làn da thủy tinh” không? Ông ấy đáp rằng các thành phần dinh dưỡng đều đi vào da để thực hiện chức năng nhất định.

“Tôi nghĩ rằng ít nhiều thì việc này vẫn sẽ mang đến lợi ích nào đó. Nhưng tôi không chắc liệu tất cả các lớp mặt nạ có thật sự cần thiết không. Các lớp căn bản có thể giữ cho mặt nạ luôn được “ẩm ướt”. Điều này sẽ giúp tăng lượng nước cung cấp cho da.” A.Ko nói. “Nhưng đó cũng chỉ là một hiệu ứng tạm thời.”

Tác dụng phụ mà “Coating” mang đến

Tôi đã hỏi một bác sĩ da liễu (người say mê các phương pháp làm đẹp của Hàn Quốc) tại thành phố New York; rằng liệu cô ấy nghe nói về phương pháp đắp mặt nạ này chưa; và cô ấy trả lời rằng có biết đến. Theo cô, một trong những điều quan trọng nhất cần lưu ý khi thử phương pháp này là chọn các lớp mặt nạ của bạn một cách thật cẩn thận. Vị bác sỹ này cũng cảnh báo rằng việc đắp mặt nạ quá mức có thể gây tác dụng ngược. Đó là dẫn đến lỗ chân lông bị bí tắc và gây kích ứng.

“Nhiều thành phần tác động lên da trong cùng một thời điểm nhất định có thể gây nên tình trạng “quá tải” cho làn da. Nó có thể khiến da trở nên yếu và mệt mỏi hơn.”, cô ấy khuyên. Nói cách khác, không nên kết hợp quá nhiều các loại mặt nạ tẩy tế bào chết. Ngay cả khi chúng có các thành phần tẩy tế bào chết khác nhau (axit glycolic, axit lactic, axit salicylic). Đừng để bất kỳ lớp mặt nạ nào trên da lâu hơn thời gian khuyến cáo được in trên bao bì.

Đồng sáng lập Peach & Lily và là chuyên gia về K-Beauty, Alicia Yoon cũng nói rằng không có gì khác biệt khi đắp mặt nạ trong các spa Hàn Quốc: “Hơn cả một xu hướng, đó là một khái niệm xuất hiện trong việc chăm sóc da của người Hàn Quốc.” Ví dụ, có các loại kem phủ, dầu phủ và mặt nạ phủ, tuy tên gọi và cách dùng khác nhau nhưng điểm chung là chúng sẽ ngăn chặn các thành phần bụi bẩn và độc hại xâm nhập vào da.

“Có rất nhiều công thức để sắp xếp thứ tự của mặt nạ, nhưng đa phần thường kết thúc bằng lớp mặt nạ cao su”, Yoon nói. Cô cũng cho biết, mặt nạ của Shangpree là một trong những loại mặt nạ được sử dụng rộng rãi. Chúng xuất hiện nhiều nhất tại các spa hàng đầu của Hàn Quốc.

da thủy tinh

Tác giả bài viết, SABLE YONG đã có những trải nghiệm với phương pháp “Coating”

Nếu bạn mong muốn sở hữu một làn da ẩm mượt, đầy đặn như da thủy tinh; bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc. Bất kể bạn là một người say mê 10 bước trong quy trình chăm sóc da hằng ngày hay bạn muốn thử phương pháp “Coating” này, bạn đều phải dành nhiều tâm huyết để thực hiện.

(Dịch từ bài viết “K-Beauty’s “Coating Method” Gives You the Dewiest Glass Skin of Your Life” của SABLE YONG trên tạp chí Allure, ngày 15 tháng 3 năm 2020)

Ngọc Trâm